A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hướng dẫn biện pháp phòng trừ bệnh khảm lá sắn trên địa bàn xã ChưHreng năm 2022

           Trong thời gian qua, công tác phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng được các cấp các ngành quan tâm hỗ trợ. Qua theo dõi nắm bắt và kiểm tra thực tế tình hình về sinh vật gây hại trên cây sắn, hiện nay bệnh khảm lá do vius còn gây hại rải rác trên một số diện tích sắn  của  hộ nông dân trên địa bàn xã. Để kịp  thời ngăn chặn  bệnh  lây  lan  ra  diện rộng, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và thu nhập của người dân. 

           Ủy ban nhân dân xã ChưHreng hướng dẫn một số biện pháp phòng trừ bệnh khảm lá sắn trên địa bàn xã ChưHreng năm 2022.

           1. Nhận diện khảm lá sắn

            Triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết của bệnh khảm lá sắn là khảm vàng loang lổ trên lá. Mức độ hại nhẹ là không bị biến dạng hoặc biến dạng nhẹ, mức độ hại nặng làm cho lá sắn xoăn, cong queo, nhăn nhúm.

(bệnh khảm lá sắn)

2. Biện pháp phòng bệnh

a)  Biện pháp canh tác

- Chọn giống gieo trồng: Chọn giống kháng bệnh, không trồng các giống nhiễm bệnh nặng. KM94, KM 140, KM 98-5.

- Biện pháp luân canh: không trồng sắn hoặc cây ký chủ của bọ phấn (cây thuốc lá, bông, cà chua, cà pháo, cà bát, bầu bí, khoai tây, ớt, …) ở những vùng đã bị bệnh khảm lá ít nhất một vụ.

b) Phòng trừ bọ phấn trắng (môi giới truyền bệnh):

Những vùng có nguy cơ bùng phát bệnh cần phun trừ bọ phấn bằng thuốc BVTV: Pymetrozine (Chess 50WG, Cheestar 50WG; Sagometro 50WG; Schezgold 500WG, 750WG; Newchestusa 500WG), Dinotefuran (Cyo super 200WP, Hitoshi 125ME, 200WP, 250WP, 400WP; Newoshineu 200WP,Oshin 20WP),... phun ướt đều toàn bộ tán lá sắn, phun khi bọ phấn giai đoạn ấu trùng thì hiệu quả cao hơn. Lưu ý sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả theo nguyên tắc “4 đúng”. Phun khi bọ phấn giai đoạn ấu trùng hiệu quả cao hơn.

3. Tiêu hủy nguồn bệnh

4. Bước 1: Xác định ruộng bị bệnh khảm lá

Điều tra xác định ruộng bị bệnh khảm lá sắn, mức độ bệnh và giai đoạn sinh trưởng để áp dụng biện pháp tiêu hủy phù hợp.

Bước 2: Phun trừ môi giới truyền bệnh

Điều tra nếu có bọ phấn phải phun thuốc trừ bọ phấn trên ruộng sắn nhiễm bệnh và những ruộng xung quanh để ngăn chặn bọ phấn di chuyển sang nơi khác truyền bệnh. Phun trước khi tiêu hủy cây sắn từ 2-3 ngày để đảm bảo an toàn.

Bước 3: Tiến hành tiêu hủy

- Tiêu hủy một phần: áp dụng với các ruộng sắn tỷ lệ bệnh < 70% số cây bị nhiễm bệnh, tiến hành nhổ cây bị bệnh (bao gồm cả củ), thu gom và đốt.

- Tiêu hủy toàn bộ ruộng: áp dụng với các ruộng sắn tỷ lệ bệnh > 70% số cây bị nhiễm bệnh thì nhổ toàn bộ ruộng, thu gom và đốt.

Các ruộng sắn có khả năng thu hoạch thì nhổ toàn bộ cây sắn, tận thu củ còn thân lá phải đem tiêu hủy.

Lưu ý: Khi tiến hành tiêu hủy cần tuyệt đối tuân thủ những yêu cầu về an toàn lao động, an toàn khi sử dụng thuốc BVTV, môi trường và phòng cháy.

Bước 4: Kiểm tra sau tiêu hủy

Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh bố trí cán bộ có chuyên môn hướng dẫn nông dân thực hiện biện pháp tiêu hủy cũng như theo dõi, giám sát toàn bộ các diện tích trồng sắn của tỉnh;

Sau 15-30 ngày kiểm tra các diện tích đã xử lý, nếu phát hiện còn bệnh hoặc củ sắn còn sót mọc mầm thì tiếp tục tiến hành nhổ tiêu hủy triệt để như hướng dẫn trên.

Tin, bài:  A.D.T


Tập tin đính kèm
Tác giả: admin
Nguồn:xã ChưHreng Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Giới thiệu chung
Thống kê truy cập
Hôm nay : 33
Hôm qua : 41
Tháng 04 : 831
Tháng trước : 806
Năm 2024 : 2.483