• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943-2023)

         Đề cương về văn hóa Việt Nam ra đời năm 1943 có ý nghĩa lịch sử to lớn; những tư tưởng trong Đề cương vẫn còn giá trị, góp phần định hướng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế.

Để chống lại văn hóa phản động của thực dân Pháp và phát xít Nhật, chống lại trào lưu lãng mạn có khuynh hướng cải lương, bi quan, bế tắc. Năm 1943 Đảng ta đưa ra bản đề cương về văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo và được thông qua trong Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương họp tại làng Võng La, huyện Đông Anh (nay thuộc ngoại thành Hà Nội) từ ngày 25 tháng 2 đến ngày 28 tháng 2 năm 1943. Đây là bản cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta về văn hóa văn nghệ bản đề cương đã đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của Cách mạng Việt Nam khi đó, đặt nền móng căn bản về lý luận thực tiễn, định hướng lâu dài cho sự phát triển của văn hóa Việt Nam.

Thời điểm và bối cảnh ra đời của đề cương về văn hóa Việt Nam đã cho thấy tư duy tầm nhìn và sự quan tâm sâu sắc của Đảng ta trong phát triển văn hóa. Từ điểm khởi nguồn này trải qua tiến trình lịch sử với rất nhiều biến động việc phát triển các giá trị mang tính cương lĩnh của đề cương vẫn giữ nguyên và có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam hôm nay. Đề cương về văn hóa được minh chứng qua thực tiễn thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc gắn liền với sức mạnh nội sinh của văn hóa, của lòng yêu nước, sức sáng tạo dũng cảm, hi sinh của con người Việt Nam và toàn thể dân tộc Việt Nam.

Từ các khái niệm Dân tộc, Đại chúng, khoa học tới quan điểm văn hóa, nguồn lực, nội sinh, phát triển bền vững đất nước, khẳng định sức sống Đất nước, khẳng định sức sống trường tồn của đề cương về văn hóa Việt Nam trong bối cảnh đương đại đất nước đang đứng trước những tâm hồn mới, trước các làn sóng toàn cầu hóa đang diễn ra sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới; trước áp lực mạnh mẽ của kinh tế thị trường, trước những tác động đến sự phát triển đất nước. Việc kiên định dựa trên 03 trụ cột: Dân tộc, Đại chúng và khoa học trong kiến tạo nguồn lực hồi sinh và bản sắc văn hóa dân tộc nhằm mưu cầu hạnh phúc cho người dân, luôn là một vấn đề có ý nghĩa thời sự.

Có thể nói từ trước đến nay văn hóa chưa bao giờ đứt đoạn, mỗi người dân Việt Nam luôn tự hào về truyền thống và các giá trị văn hóa Việt Nam; có nghĩa vụ trách nhiệm vinh dự được gìn giữ bảo tồn và phát triển nền văn hóa dân tộc, bền vững, phù hợp với xu thế thời đại. Góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà, bản sắc dân tộc, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tất cả vì con người, tất cả vì mục tiêu Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo cốt lõi và xuyên suốt đó là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc và khát vọng phát triển Đất Nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của nền văn hóa và con người Việt Nam; kết hợp sức mạnh Dân tộc với sức mạnh thời đại, phát huy tối đa nội lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất. Để chấn hưng và phát triển nền văn hóa và con người Việt Nam trong thời kỳ mới, Đảng bộ chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum, thành phố Kon Tum nói chung và xã ChưHreng nói riêng cần tăng cường Đoàn kết, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần phát triển bền vững đất nước; đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, công tác tư tưởng, gắn bó chặt chẽ với công tác tổ chức cán bộ với cơ chế chính sách trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa con người Việt Nam đến năm 2045.

Các khẩu hiệu tuyên truyền:

-“Văn hoá là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh và động lực đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế”;

-“Giá trị văn hoá, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững”;

-“Xây dựng môi trường và đời sống phong phú, đa dạng, văn minh, lành mạnh”;

-“Phát triển văn hoá, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp đổi mới”;

-“Xây dựng nền văn hoá Việt Nam dân tộc, dân chủ, nhân văn, khoa học”;

-“Văn hoá là hồn cốt của Dân tộc”;

-“Văn hoá còn thì Dân tộc còn”;

-“Văn hoá soi đường cho quốc dân đi”.

Tin, bài: A.D.T


Tác giả: admin
Nguồn:xã ChưHreng Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Giới thiệu chung

Giới thiệu chung

Văn bản mới
Thống kê truy cập
Hôm nay : 18
Hôm qua : 29
Tháng 11 : 84
Tháng trước : 910
Năm 2024 : 8.754