A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ủy ban nhân dân xã ChưHreng tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các Dân tộc thiểu số xã ChưHreng lần thứ I năm 2022.

Sáng 23/8/2022 ,tại nhà rông Thôn Kon Hra Ktu, xã ChưHreng, thành phố Kon Tum, UBND xã chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS xã ChưHreng lần thứ I năm 2022. Về dự Hội thi có đại diện Phòng Văn hóa Thông tin thành phố, đại diện lãnh đạo Phòng Dân tộc thành phố (phụ trách địa bàn). Có đồng chí Ca Rô Chinh – Thành ủy viên - Bí thư Đảng ủy xã, cùng các đồng chí trong thương trực Đảng ủy, HĐND xã, lãnh đạo UBND, UBMTTQVN và các đoàn thể; đặc biệt là sự tham gia của 04 đội nghệ nhân đến từ 04 thôn, làng người đồng bào DTTS trên địa bàn xã với hơn 120 nghệ nhân tham gia Hội thi.

 

 

(Đại biểu thành phố, Đảng ủy, HĐND, UBND tham dự  Khai mạc Hội thi)

Trên cơ sở Kế hoạch số 155/KH-UBND, ngày 28/6/2022 của UBND thành phố Kon Tum về tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS thành phố Kon Tum lần thứ I năm 2022. Với mục đích bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá truyền thống của đồng bào DTTS trên địa bàn thành phố; nâng cao lòng từ hào, ý thức bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống nói chung, di sản văn hoá cồng chiêng, xoang của đồng bào DTTS trên địa bàn xã nói riêng, nhất là đối với thế hệ trẻ; tạo môi trường giao lưu, học hỏi, phát triển văn hoá, giới thiệu, quảng bá giá trị di sản văn hoá truyền thống các DTTS trên địa bàn xã.

(Quang cảnh buổi khai mạc)

Kết thúc Hội thi, Ban tổ chức đã trao 01 giải Nhất cho đội cồng chiêng, xoang của thôn Plei Groi; 01 giải Nhì cho đội cồng chiêng, xoang thôn Đăk Prông; 01 giải Ba cho đội cồng chiêng, xoang thôn Kon Hra Ktu và giải khuyến khích thôn Kon Hra Klah. Qua hội thi lần này, UBND xã tiếp tục chọn và tổ chức tập luyện Đội cồng chiêng, xoang của thôn Plei Groi để đại diện cho UBND xã ChưHreng tham gia Hội thi cấp thành phố, dự kiến tổ chức vào tháng 9 năm 2022.

(Phần thi của các đội nghệ nhân 1)

(Phần thi của các đội nghệ nhân 2)

Hi vọng sau hội thi này, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số, trong đó có di sản văn hóa cồng chiêng trên địa bàn xã có sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức của các ban, ngành, đoàn thể và toàn thể Nhân dân trên địa bàn xã về vị trí, vai trò của văn hóa truyền thống trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tin(bài, ảnh): A.D.T


Tác giả: admin
Nguồn:xã ChưHreng Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Giới thiệu chung
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1
Hôm qua : 41
Tháng 04 : 799
Tháng trước : 806
Năm 2024 : 2.451